Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng là hành vi của những người có liên quan đến hoạt động ngân hàng cố ý thực hiện các công việc, hành vi vi phạm các quy định của pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động của mình gây thiệt hại về tài sản cho người khác, cụ thể:

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Điều 206. Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

b) Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

c) Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

d) Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

đ) Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

e) Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

g) Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

h) Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

i) Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

k) Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

2. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt từ từ 07 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 3.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt từ từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

II. Cấu thành tội phạm

1. Khách thể của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng xâm phạm hoạt động đúng đắn và an toàn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống ngân hàng.

2. Mặt khách quan của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng được thực hiện bởi các hành vi sau:

– Cấp tín dụng cho trường hợp không được cấp tín dụng, trừ trường hợp cấp dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;

– Cấp tín dụng không có bảo đảm hoặc cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

– Vi phạm quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn cho hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;

– Cố ý nâng khống giá trị tài sản bảo đảm khi thẩm định giá để cấp tín dụng đối với trường hợp phải có tài sản bảo đảm;

– Vi phạm quy định của pháp luật về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;

– Cấp tín dụng vượt giới hạn so với vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp có chấp thuận của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

– Vi phạm quy định của pháp luật về góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, điều kiện cấp tín dụng;

– Phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả;

– Kinh doanh vàng trái phép hoặc kinh doanh ngoại hối trái phép;

– Tiến hành hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng.

Các hành vi nêu trên chỉ cấu thành tội phạm  nêu gây thiệt hại cho người khác về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

4. Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

5. Về hình phạt:

Điều 206 Bộ luật hình sự quy định 04 khung hình phạt, cụ thể:

– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 206 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 2 Điều 206 thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 3 Điều 206 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

– Người phạm tội theo quy định tại Khoản 4 Điều 206 thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mọi vướng mắc, quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, giải đáp hoặc hỗ trợ về pháp lý.

Rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng.

Trân trọng!

 

CÔNG TY LUẬT MINH LÊ